Một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh đó là tìm kiếm thị trường. Thị trường nội địa hay thị trường quốc tế đều mang lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức nhất định. Nếu nói về thị trường quốc tế khó nhằn nhất có thể kể thị trường Nhật Bản. Có thể nói đây là thị trường có nhiều yêu cầu từ sản phẩm cho đến khâu kiểm duyệt. Nhật Bản có nhu cầu lớn đối với hàng nông lâm thủy sản, dệt may, da giày… của Việt Nam.
Hàng hóa nước ngoài muốn được nhập khẩu vào Nhật bắt buộc phải có giấy chứng nhận việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng đã đặt ra. Đối với hàng nông lâm thủy sản cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, và đòi hỏi phải được sản xuất, nuôi trồng theo các tiêu chuẩn GAP, HACCP hay JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật; trong khi hàng công nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện về quy cách sản phẩm, quy chuẩn kỹ thuật, quy định ghi nhãn hay các quy định ghi trong JIS – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản… Các lô hàng vi phạm quy định về chất lượng sẽ bị tiêu hủy hoặc trả lại, đồng thời hải quan Nhật Bản sẽ tăng cường tần suất và mức độ kiểm tra hàng hóa trong những lần sau, có thể gây ra nhiều phiền phức và làm tăng chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Trước hết, việc “Nhật tiến” mang lại cho Bavina Group lợi ích kinh tế, đây là một yếu tố hàng đầu trong kinh doanh. Kinh doanh phải đi đôi với việc sinh lợi nhuận. Yếu tố làm nên sự phát triển của một doanh nghiệp chính là lợi ích kinh tế. Những hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn.
Việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài không còn quá xa lạ với những doanh nghiệp ở Việt Nam, song việc xuất khẩu hàng hóa ra một thị trường với nhiều yêu cầu nghiêm ngặt như thị trường Nhật Bản thì có rất ít doanh nghiệp có thể làm được. Bavina Group là một trong số ít những doanh nghiệp đó. Với việc xuất khẩu ra thị trường Nhật Bản đã nâng tầm thương hiệu Việt trên thị trường may mặc. Chính nhờ vào bước tiến này mà việc xuất khẩu sang các thị trường khác như châu Âu hay Mỹ cũng được bắt đầu thực hiện.
Việc xuất khẩu hàng hóa, nhất là mặc hàng may mặc đến với tay người tiêu dùng Nhật Bản đã phần nào chứng minh được chất lượng sản phẩm của Bavina Group trong thị trường Nhật Bản. Người Nhật được thế giới biết đến với tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, chau chuốt trong từng điều nhỏ nhặt nhất. Họ cũng có những yêu cầu nhất định đối với những sản phẩm may mặc. Hàng hóa đến với tay người tiêu dùng Nhật Bản đã phần nào mở rộng tệp khách hàng của thương hiệu Bavina Group.
Ngoài những cơ hội mà thị trường Nhật Bản mang lại cho Bavina Group, vẫn còn rất nhiều thách thức đòi hỏi Bavina Group phải có kế hoạch kinh doanh đúng đắn cũng như cải thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm.
Trong ngành thời trang may mặc, Bavina Group có thể có những thuận lợi nhất định những vẫn còn rất nhiều đối thủ chung ngành hàng. Đây là một trong những thách thức lớn đối với một doanh nghiệp may mặc vì thị trường thời trang luôn thiên biến vạn hóa, các đối thủ cạnh tranh cũng có những ưu điểm nhất định.
Một trong những việc cần thực hiện đó là không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, không ngừng phát triển các sản phẩm mới nhằm tạo ra các giá trị có ích cho doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm ngày càng được cải tiến về chất lượng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, điển hình như nâng tầm thương hiệu, tăng độ nhận diện với tệp khách hàng mới.